Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Ý NGHĨA TRANH HOA

Ý nghĩa tranh hoa.

Hoa mu đơn:
Theo phong thủy, mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp. Với vẻ đẹp của hoa mẫu đơn, người đời ví đây là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…
Hoa mẫu đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa của nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Vì vậy, khi đặt tượng hoặc tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-Nam) trong phòng ngủ để tình yêu và nhân duyên của bạn được tốt đẹp.
Do đó, trong các thế giới của vật phẩm phong thủy, hoa mẫu đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên.
Hoa mẫu đơn còn được dùng làm pháp khí phong thủy trong tình yêu đôi lứa. Treo hình hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự chung thủy, tình yêu trong sáng, nhân duyên tốt đẹp.
Nếu như ta treo tranh hoa mẫu đơn ở phòng khách sẽ làm cho căn phòng thêm rạng rỡ hơn và đem lại sự suôn sẻ trong công việc cho gia chủ.





Hoa Đào đu Xuân
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Mộc, rất phù hợp với những người mạng Hỏa hoặc Mộc, đem lại sự giàu có, sức khỏe và trường thọ.
Ý nghĩa: Hoa đào là loại hoa nở khi mùa xuân về. Hoa đào tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm.




Hoa Sen Phúc Lc
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Thủy, rất phù hợp với những người mạng Mộc hoặc Thủy, đem lại sự may mắn trong sự nghiệp
Ý nghĩa: Trong Phong Thủy, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, giúp con người gỡ bỏ mọi ưu phiền, để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc.





Tre Mc Bên Hoa
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Mộc, rất phù hợp với những người mạng Hỏa hoặc Mộc, đem lại sự giàu có, sức khỏe và trường thọ.
Ý nghĩa: Trong văn hóa Trung Hoa, cây tre là biểu tượng của sự trường thọ, mạnh mẽ, tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió cuộc đời. Đối với công việc kinh doanh buôn bán, khi có sự hiện hữu của cây Tre trong cửa hàng, sẽ tạo ra năng lượng rất tốt chủ về sự bảo vệ và may mắn, giúp việc làm ăn vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt.



Hoa Phong Lan
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Mộc, rất phù hợp với những người mạng Hỏa hoặc Mộc, đem lại sự giàu có, sức khỏe và trường thọ.
Ý nghĩa: Trong văn hóa Trung Hoa, hoa Phong Lan là loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thanh lịch, tinh khiết. Đối với gia đình, nó hàm nghĩa sự toàn mỹ, đông con nhiều cháu.


Tre Xanh

Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Mộc, rất phù hợp với những người mạng Hỏa hoặc Mộc, đem lại sự giàu có, sức khỏe và trường thọ.
Ý nghĩa: Trong văn hóa Trung Hoa, cây tre là biểu tượng của sự trường thọ, mạnh mẽ, tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chốngchọi với sóng gió cuộc đời. Đối với công việc kinh doanh buôn bán, khi có sự hiện hữu của cây Tre trong cửa hàng, sẽ tạo ra năng lượng rất tốt chủ về sự bảo vệ và may mắn, giúp việc làm ăn vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt.



Hoa Hưng Dương
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Thủy, rất phù hợp với những người mạng Mộc hoặc Thủy, đem lại sự may mắn trong sự nghiệp
Ý nghĩa: Trong văn hóa Trung Hoa, hoa Hướng Dương tượng trưng cho sự chung thủy, quân trung, hiếu nghĩa vì hoa Hướng Dương luôn hướng thẳng về phía mặt trời.




Thư Pháp Và Cây
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Mộc, rất phù hợp với những người mạng Hỏa hoặc Mộc, đem lại sự giàu có, sức khỏe và trường thọ.
Ý nghĩa: Thư Pháp là một môn nghệ thuật cổ truyền của Trung Hoa có lịch sử từ hơn 5000 năm trước, đã được truyền bá đến rất nhiều nước Châu Á. Nói đến Thư pháp là nói đến một loại hình nghệ thuật độc đáo, hình tượng mỗi chữ viết ra nói lên được hồn người, diễn tả dụng ý của ngôn từ bằng chính chữ viết của mình, do đó, mỗi ký tự viết ra là một nét bút đặc trưng khác nhau tùy theo vị trí và dụng ý của người viết, cũng như tùy thuộc vào lời văn được viết.





Hoa Hu
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Thủy, rất phù hợp với những người mạng Mộc hoặc Thủy, đem lại sự may mắn trong sự nghiệp
Ý nghĩa: Trong văn hóa Trung Hoa, hình ảnh hoa Huệ thường được tượng trưng cho sự trong sạch, thanh cao, tinh 

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Ý nghĩa tranh Hổ

Ý nghĩa tranh Hổ

Hổ trong dân gian


Hổ, được người Việt Nam xưa hay gọi một cách trân trọng là: ông Ba Mươi; ông Mễnh; ông Kễnh; ông Mun; ông Cà Um. Một số câu nói trong nhân gian, hay liên quan tới hình tượng của Hổ, mà ít nhiều gì chúng ta cũng từng có lúc nghe qua
* Cọp dữ không ăn thịt con.
* Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
* Lỡ trèo lưng cọp.
* Cáo mượn oai hùm.
* Hổ phụ sinh hổ tử.
* Long tranh hổ đấu.
* Hổ khẩu dư sinh (nằm trong miệng cọp mà còn sống được).* Hổ tử hùng tâm tại (tuy băng hà rồi nhưng bản tính anh hùng vẫn không mất đi).Con người ngày trước có hai thế ứng xử: một mặt là sợ hãi, không dám nói thẳng tên mà gọi bằng “ông”: ông Hùm, ông Ba mươi, Chúa Sơn lâm… Tâm lý sợ hãi được ánh xạ vào tôn giáo nên các đền thờ Thần hổ khá nhiều ở nông thôn, ven núi rừng ngày trước. Mặt khác là thế ứng xử tích cực, đánh cọp, chinh phục thiên nhiên mà các bức chạm gỗ dân gian trong các đình làng đã phản ánh một cách sinh động.Cũng từ đó cho thấy, dân gian đã thần thánh hoá hổ, cho nó một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa thì tà ma không dám thâm nhập. Bởi vậy, hình tượng con hổ trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh để thờ cúng ở các đền điện.Có nhiều loại tranh hổ: bạch hổ, hắc hổ, ngũ hổ… Trong đó tranh “ngũ hổ” là nổi bật hơn cả. Tranh “ngũ hổ” còn gọi là tranh “ông năm đinh”, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị năm phương trời nên các nghệ nhân khi vẽ tranh hổ, ngoài chòm râu, ánh mắt dữ tợn của hổ được vẽ bằng màu vàng kim, dân gian còn vẽ năm con năm màu nhất định. Màu vàng trấn nhậm trung khu (đặc khu) là hoàng hổ tướng quân; màu đen trấn nhậm bắc khu (thuỷ khu) là hắc hổ tướng quân: màu trắng trấn nhậm tây khu (kim khu) là bạch hổ tướng quân; màu đỏ trấn nhậm nam khu (hoả khu) là xích hổ tướng quân; màu xanh trấn nhậm đông khu (mộc khu) là Thanh hổ tướng quân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những tranh để thờ.

Tranh Hổ trong phong thủy.

Hổ là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Nếu gia chủ là quân nhân, cảnh sát, quan tòa hay làm việc về lĩnh vực thuế nên treo tranh con hổ. Đặc biệt đối với những chủ nhân thuộc tuổi Ngọ, tuổi Tuất treo tranh con hổ sẽ khiến âm khí bị tiêu tán, dương khí ngày càng hưng thịnh. Nếu người chủ cầm tinh hổ thì treo tranh này lại càng tốt.

Cách treo tranh hổ.

Khi treo tranh hổ nên chọn treo những bức tranh hổ mà đầu của chúng phải hướng ra bên ngoài  hoặc đầu của chúng hướng ra bên ngoài cửa chính (tuyệt nhiên không được hướng vào bên trong).


Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Ý nghĩa bức tranh Đại bàng

  Ý nghĩa bức tranh Đại bàng

Một đặc tính nổi bật của loài chim này là cách chúng đón đầu cơn bão. Khi đại bàng biết cơn bão sắp tới,không như tất cả mọi loài đều tìm cách chạy trốn cơn bão, chim đại bàng bay tới một đỉnh núi thật cao và đậu ở đó để chờ cơn bão tới, khi cơn bão ập tới con chim đại bàng đón đầu cơn bão, dùng chính sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh mình bay vút lên bầu trời, cưỡi lên cơn bão đang ghào thét bên dưới.


Đại bàng hay Chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, Phi châu... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu và Lục địa Bắc Mỹ
Đại bàng có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài.Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg.Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg.Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25 %.

Theo một số tài liệu chưa được chứng minh thì đại bàng có sải cánh hơn 3m và nặng tới 30kg.Thực tế thì đại bàng nhỏ hơn thế.Sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m cho đến 2m.

Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao.Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước.Tổ là nơi chim cái đẻ trứng.Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng.Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con.Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Một đặc tính nổi bật của loài chim này là cách chúng đón đầu cơn bão. Khi đại bàng biết cơn bão sắp tới,không như tất cả mọi loài đều tìm cách chạy trốn cơn bão, chim đại bàng bay tới một đỉnh núi thật cao và đậu ở đó để chờ cơn bão tới, khi cơn bão ập tới con chim đại bàng đón đầu cơn bão, dùng chính sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh mình bay vút lên bầu trời, cưỡi lên cơn bão đang ghào thét bên dưới.


Hình tượng đại bàng hoặc giống đại bàng được sử dụng trong các huy hiệu như hiệu lệnh, như là một hình ảnh tượng trưng, và như là một tiêu ngữ. Các bộ phận của cơ thể của chim đại bàng như đầu, cánh của nó hoặc chân cũng được sử dụng như là một hiệu lệnh hoặc tiêu ngữ. Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm,tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao. Theo thần thoại, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus , những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.

Bức tranh Đại bàng vượt đại ngàn với hình ảnh đai bàng tung cánh và cây tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ, tùng còn là đại diện của khí tiết


Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Ý nghĩa Long Phượng (phụng)

Ý nghĩa Long Phượng (phụng)

Rồng  Phượng vốn là biểu tượng rất cao qúy nằm trong bộ Tứ Linh. Rồngtiêu biểu cho cha, người chồng, người quân tử, Hoàng đế. Còn phượng là biểu tượng của người phu nhân, người vợ, Hoàng hậu. Sự kết hợp của Rồng Phượng là biểu tượng tuyệt vời của hạnh phúc lứa đôi, sự may mắn thịnh vượng về công danh, tài lộc và địa vị xã hội. Dùng tượng Rồng Phượng đặt trong phòng ngủ để đem đến một cuộc sống gia đình hoà thuận êm ấm, con cái tốt lành, đặt tại phòng khách, phòng làm việc sẽ có tác dụng chống lại hung khí, đem đến sự vượng phát tài lộc và công danh. Cũng có thể dùng trong phòng đọc sách, phòng làm việc để tăng cường trí tuệ và sự tăng tiến về học vấn, quan hệ xã hội…


Ý nghĩa Rồng

Từ thời xa xưa đến giờ, Rồng là linh vật thần thoại,tượng trưng Thiên mệnh cao cả và tối thượng, nhân vật cao cả và tối thượng như Vua,thời xưa Vua thường mặc áo có thêu hình con Rồng (Long bào),kể cả giường ngũ và nơi làm việc của Vua cũng đều khắc chạm hình Rồng
Còn trong phong thủy, ”Long khí” là sinh lực của vũ trụ, nó ẩn hiện trong lòng đất,vận chuyển thành “Long mạch”,mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm…Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này. Treo tranh rồng,hoặc tượng rồng ở hướng Đông.
-Rồng cực dương,không nên đặt trong phòng ngũ.
- Đặt tượng Rồng xanh trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.
- Còn trong công việc làm ăn, ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái…
Chuyện tưởng nhỏ,nhưng hậu quả…thì không nhỏ chút nào…
Thế là “đau chân há miệng” ta lại tìm đến nơi này, nơi kia để tìm sự giúp đỡ,nhưng “tiền mất tật mang”,thế là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai ?… Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao… Trước tiên ta phải xác định được “hướng thanh long”: Từ trong phòng khách của nhà ta đang ở,hoặc từ trong phòng làm việc của ta ở cơ quan,ta nhìn ra phía trước là cửa chính, thì phía trước cửa chính làCHU TƯỚC, phía bên tay phải là BẠCH HỔ, phía sau là HUYỀN VŨ,còn phía bên tay trái là THANH LONG. Trên bờ tường bên trái phòng khách,và bờ tường bên trái phòng làm việc tại cơ quan,ta treo một bức tranh hình con rồng màu xanh(Thanh long), đầu rồng quay ra cửa chính. Còn trên bàn làm việc: Phía trước mặt ta là CHU TƯỚC,phía bên tay phải ta là BẠCH HỔ, sau lưng chổ ta ngồi là HUYỀN VŨ, phía tay trái trên bàn làm việc của ta là THANH LONG.Tại đây ta đặt một con rồng xanh bằng đá,hoặc gốm sứ, đầu rồng nhìn tới phía trước (CHU TƯỚC) : Sẽ hóa giải được nạn tiểu nhân ám hại một cách hiệu quả ! Trong thực tế vận dụng,trên bờ tường bên trái treo hình một con rồng xanh chưa đủ sức tiêu trừ triệt để tiểu nhân ám hại,thì ta phải treo đến ba con,vì trong phi tinh,hướng ĐÔNG là con số ba.

Ý nghĩa Phượng Hoàng

Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng nhưng không có khi thời kỳ tăm tối sắp đến.Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của Phượng hoàng trong các trang trí của các đám cưới hay của hoàng tộc, cùng với rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và Phượng (hoàng)  là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.


Ý nghĩa tranh Tùng – Cúc – Trúc – Mai

Ý nghĩa tranh Tùng – Cúc – Trúc – Mai

1. Đầu tiên là cây Tùng, đại diện cho mùa Xuân
Chữ Tùng có nghĩa là cây Thông. Ta gọi là Tùng, Bách, Thông nhưng Tàu chỉ gọi là Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La hán, Tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)…
Cây Tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Đầu thế kỷ trước, Đại Tướng Trần Nghị của Trung Quốc có 1 bài thơ ca ngợi cây tùng để nói về chí khí của người cách mạng rất hay. Tôi không nhớ hết chính xác từng chữ nhưng đại ý là Tuyết trắng đè trên cây tùng xanh, cây tùng xanh vẫn vươn thẳng lên trời, muốn biết ai cao thấp, phải đợi lúc tuyết tan.
Ngoài ra, hãy để ý Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán bộ gen trong gió. Nó là loại thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, tiết kiệm (nước), rễ bám sâu vào trong vách núi. Đó là phẩm chất quý mà con người mong ước. Trong truyện Tào Tháo đời Tam Quốc có nói đến chuyện 1 cây Tùng già cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm (tương truyền giờ vẫn còn). Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được. Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây Tùng là Trượng phu Tùng. Có phong quan và treo mũ tượng trưng. Vậy là bạn biết Tùng có ý nghĩa rồi chứ: Bậc Trượng phu hoặc Đại trượng phu.
2. Nói về Cúc, tức là mùa thu
“Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng”.
Cây này tôi không nói được nhiều nhưng có thể thấy ở ba khía cạnh:
- Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ.
- Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.
- Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà. Trung Quốc có loại trà hoa cúc rất thơm ngon, có thể pha thuần hoa cúc, có thể thả vài bông vào ấm chè mạn, thanh nhiệt giải độc. Các cụ già rất khoái uống trà này. Uống trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt.



3. Nói đến Trúc
Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé (măng – bambooshot). Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy. Để tiết kiệm thời gian, tôi mời bạn đọc đoạn trích này để tham khảo về cây Trúc – Tre mà tôi trích từ 1 bài tôi viết cách đây 3 năm.
“Bông hoa sen là một biểu tượng đẹp thuần khiết, tuy nhiên một mình nó chưa thể nói hết tất cả về Việt Nam. Dường như cái biểu tượng du lịch đó còn thiếu một cái gì đó!
Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, ngoài việc thăm quan các danh thắng, kỳ quan còn mong muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam qua các câu chuyện lịch sử. Mà lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam là văn hoá gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Ở đây, tôi muốn nhắc đến một loài cây có thể bao hàm cả hai ý nghĩa nói trên đồng thời vẫn làm nổi bật một trong những đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam: cây tre. Cây tre có một vai trò đặc biệt trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam cũng như trong các cuộc chiến 
tranh vệ quốc vĩ đại.
Từ ngàn xưa (ít nhất là từ thời Thánh Gióng), cây tre đã người Việt Nam sử dụng như một thứ vũ khí chiến đấu có hiệu quả trước giặc ngoại xâm và giặc lũ. Người dân Việt Nam ai chẳng biết thân tre được sử dụng làm gậy, roi, chông, cung, tên, cọc (chống lụt), cây nêu (trừ tà ma)…
Ở nông thôn Việt Nam, làng nào mà chẳng có vài luỹ tre xanh. Nó gợi lên một cảm giác yên bình và che chở. Các vật dụng trong nhà, dưới bếp và đồ dùng trong nông nghiệp không thể thiếu vắng vai trò của cây tre. Ngày nay, tại các cửa hàng lưu niệm cũng có rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây tre để du khách thập phương mua về làm kỷ niệm.
Chưa hết, cây tre trong quan niệm của người xưa là đại diện cho tấm lòng ngay thẳng, chính trực của bậc chính nhân quân tử. Người xưa nói Tùng – Trúc – Cúc – Mai là như vậy. Tre mùa đông không rụng lá, sống nơi khô cằn sỏi đá, đốt tre mọc thẳng từ khi còn là măng non. Vì thế còn có câu: Trúc dẫu đốt, tiết ngay vẫn thẳng. “Trúc” ở đây cũng là tre (thuộc họ tre trúc) và đặc biệt hơn nữa nếu tôi không nhầm thì cây lúa cũng thuộc họ tre.
Người Việt Nam thân thiện hoà nhã, yêu chuộng hoà bình, không thích gây hấn. Đánh thắng giặc xong còn trải chiếu hoa cho giặc về (như trong Bình Ngô Đại Cáo). Thiết nghĩ, còn có gì thích hợp hơn khi dùng cây tre làm biểu tượng để nói về tinh thần dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, tôi tự hỏi nếu như chữ “t” trong biểu tượng du lịch này được cách điệu thành hình một cây tre xanh thì chắc là sẽ có hiệu quả thẩm mỹ và gây ấn tượng mạnh hơn”.
4. Nói về Mai.
Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng. Không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam đâu. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi). Có thể coi là biểu tượng của Quân tử. Trường hợp này tôi xếp Mai thuộc mùa Xuân.


Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Ý nghĩa Chim Hạc

Chim hạc - biểu tượng trường thọ
Sau chim phượng hoàng, hạc là biểu tượng phổ biến nhất của sự may mắn. Rất nhiều truyền thuyết cổ của người châu Á nhắc đến loài vật này và phú cho chúng nhiều thiên tính kỳ diệu. Hạc được cho là "linh vật" bất tử của tất cả các loài chim.
Sau chim phượng hoàng, hạc là biểu tượng phổ biến nhất của sự may mắn. Rất nhiều truyền thuyết cổ của người châu Á nhắc đến loài vật này và phú cho chúng nhiều thiên tính kỳ diệu. Hạc được cho là "linh vật" bất tử của tất cả các loài chim.
Có 4 kiểu biểu tượng hạc: hạc đen, hạc vàng, hạc trắng và hạc xanh, trong đó hạc đen được xem là biểu tượng mạnh mẽ nhất của tuổi thọ. Hac trắng bay vút lên trời xanh là biểu tượng của trí tuệ.
Hạc mang tinh thần vươn cao, vươn xa cất cánh lên bầu trời. Do đó, biểu tượng của hạc cũng được sử dụng trong phong thủy để đem lại nguồn năng lượng sống dồi dào và ý chí mạnh mẽ. Bạn có thể dùng dây đeo có biểu tượng chim hạc để cầu nguyện vận may luôn bên mình.
Bài trí biểu tượng hạc bằng ngọc hay kim loại hoặc các đồ vật có hình ảnh của chim hạc cũng là 1 gợi ý tốt về phong thủy. Tốt nhất nên bài trí chúng ở góc phía Tây góc nhà bạn. 
Chúng ta cũng thường thấy hình ảnh chim hạc đi kèm các biểu tượng cát tường khác trên vải thêu, trang phục truyền thống, khăn... thể hiện sự cao quý và thiêng liêng.
Hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ, được gọi là 'nhất phẩm điểu' có tính cách của một người quân tử. Nếu đặt hạc trong vườn nhà, nó sẽ mang tới cho gia đình bạn sự êm ấm và hạnh phúc.
Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là "nhất phẩm điểu" hay là "nhất phẩm đương triều". Hình dáng con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.
Sách cổ ghi lại rất nhiều điều liên quan tới đức tính của hạc, nhìn một cách tổng quát, hạc giống như một người quân tử, không dâm, không dục, trong sạch thuần khiết, tiếng kêu thánh thót, sánh với nhân tài.

Thời xưa hạc còn được dùng để ví với những người ưu tú nên sắc lệnh chiêu mộ hiền sỹ còn được gọi là "hạc bản", những thứ trên "hạc bản" được gọi là " hạc thư" hoặc "hạc đầu thư", những người tu hành và có tiếng tăm tốt được gọi là "hạc minh chi sĩ". Liên hệ điều này, có thể thấy các bức tranh có vẽ hạc mang ý nghĩa thanh liêm, không tham lam, sa đọa.



Truyền thuyết nói rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn "Tướng hạc kinh" đã gọi hạc là " thọ bất khả lượng" (sống lâu không thể tính) hay "hạc thọ thiên tuế" (hạc sống nghìn năm). Vì thế người đời sau dùng hạc để chúc phúc trường thọ. 

Có người còn đặt tên có chữ "hạc" để may mắn và trường thọ như: Hạc Thọ, Hạc Linh... và hình ảnh hạc được đưa vào tranh chúc thọ, bình phong chúc thọ, câu đối và đồ chạm khắc khác.

Ngoài ra mỗi hình dáng và vị trí đặt hạc còn tượng trưng cho một ý nghĩa riêng:

- Một chú hạc đang bay vút lên lên trời tượng trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường. Cũng bởi lý do đó, trong đám tang của người Hoa, con hạc thường được đặt ở giữa nắp áo quan.

- Hình ảnh một chú hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả. Hình ảnh ấy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.



- Hình ảnh hạc đang nô đùa xung quanh những cây thông tượng trưng cho sức chịu đựng dẻo dai, kiên cường của gia chủ để có được một cuộc sống danh tiếng, giàu sang.

- Một trong những món quà mừng tặng cho cha mẹ có thể là một tác phẩm nghệ thuật có hình hai chú hạc trắng nép mình vào nhau giữa nhánh cây thông. Hình ảnh thi vị đó như ước nguyện về một cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm, tượng trưng cho sự tiếp nối truyền thống các bậc tiền bối bảo vệ hạnh phúc gia đình. 

- Con hạc trắng có lông đỏ trên đỉnh đầu được người Hoa cho là sẽ đem tới một sự hài hòa tuyệt vời cho gia đình và giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên luôn bền vững.


- Tốt nhất là đặt con hạc ở hướng Nam, vì nó sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt. 

- Hướng Tây sẽ đem lại sự may mắn cho con cái của bạn, trong khi hướng Tây Bắc là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng. 

- Đặt hạc ở hướng Đông sẽ có lợi cho con trai và cháu trai. 

- Những tấm bình phong với hoa văn có thêu hình con hạc là một vật trấn Phong Thủy khá tốt, giúp bạn chặn đứng những điều không may có thể lọt vào nhà. 

- Những khu vực không nên trưng hạc là phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể bày hạc ở phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách.

Bức "Tùng Hạc diên niên" sẽ biểu hiện cho sự thịnh vượng, trường thọ, có ý nghĩa rất tốt. Trong tranh gồm hình ảnh hạc tiên và cây tùng.
Cây tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ, tùng còn là đại diện của khí tiết. Ngoài ra, trong quan niệm của người Trung Hoa, tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên tùng mang lại sự bình yên, àn lành cho con người.
Hạc trong truyền thuyết xưa là một loài chim tiên, trong “Tước bào cổ kim chú” có viết: “Hạc thiên niên tắc biến thành thương, hựu lưỡng thiên tuế tắc biến hắc, sở vị huyền hạc dã” (Qua ngàn năm, hạc biến màu xanh; qua hai ngàn năm, hạc biến thành đen; nên gọi là hạc huyễn hoặc). Vì vậy, người xưa xem hạc là loài chim tượng trưng cho sự trường thọ.
Họa tiết “tùng hạc diên niên” vừa mang ý nghĩa trường thọ, vừa mang ý nghĩa khí tiết thanh cao, gắn bó vĩnh cửu và còn được gọi với tên “tùng hạc đồng xuân”
Đây là tranh phong thủy dùng để làm quà biếu, mừng tân gia, khánh thành công ty, chúc phúc, chúc thọ...



Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Ý nghĩa tranh Hoa Mẫu Đơn

Ý nghĩa tranh Hoa Mẫu Đơn

Với vẻ đẹp của Hoa Mẫu Đơn, người đời  đây là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…
Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Nên khi đặt tượng hoặc tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-nam) trong phòng ngủ là một việc rất đáng làm!

Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, Mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”.



Ý nghĩa của mẫu đơn theo phong thủy

Theo phong thủy, mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp. Trong thế giới của các vật phẩm phong thủy, hoa mẫu đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên.
Hoa mẫu đơn còn được dùng làm pháp khí phong thủy trong tình yêu đôi lứa. Treo hình hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự chung thủy, tình yêu trong sáng, nhân duyên tốt đẹp.
Nếu như ta cắm một bình hoa mẫu đơn tươi thắm ở phòng khách sẽ làm cho căn phòng thêm rạng rỡ hơn và đem lại sự suôn sẻ trong công việc cho gia chủ.
Ngày xưa, khi treo 1 bức tranh hoa mẫu đơn màu hồng hoặc màu đỏ trong nhà có nghĩa là gia đình đó có những cô gái trẻ đang độ xuân thì. Có khá nhìều sự tích về hoa mẫu đơn. Chẳng hạn, câu chuyện về Bạch Mẫu Đơn, nàng tiên rất giỏi về nghệ thuật tình ái, hay những tương truyền về Dương Quý Phi, một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành đã dùng hoa mẫu đơn trang trí trong phòng để thu hút sự đam mê và thường xuyên lui tới của Đường Minh Hoàng.
Việc trưng bày hoa mẫu đơn sẽ đưa lại may mắn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, không phải lúc nào hoa mẫu đơn cũng là biểu tượng tốt. Trưng bày hoa mẫu đơn trong phòng ngủ có thể dẫn đến những rắc rối trong quan hệ vợ chồng. Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng đã kết hôn nhiều năm, treo tranh hoa mẫu đơn trong phòng ngủ sẽ thúc đẩy thêm ham muốn tình dục ở người chồng, khiến người chồng dễ có thói trăng hoa. Tranh mẫu đơn hoặc bình hoa mẫu đơn nên đặt trong phòng khách. Điều này có lợi cho các cô gái trong gia đình và những người trẻ tuổi độc thân sống trong gia đình. Khi họ đã lập gia đình, hãy cất bức tranh đi.