Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Ý nghĩa tranh Hổ

Ý nghĩa tranh Hổ

Hổ trong dân gian


Hổ, được người Việt Nam xưa hay gọi một cách trân trọng là: ông Ba Mươi; ông Mễnh; ông Kễnh; ông Mun; ông Cà Um. Một số câu nói trong nhân gian, hay liên quan tới hình tượng của Hổ, mà ít nhiều gì chúng ta cũng từng có lúc nghe qua
* Cọp dữ không ăn thịt con.
* Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
* Lỡ trèo lưng cọp.
* Cáo mượn oai hùm.
* Hổ phụ sinh hổ tử.
* Long tranh hổ đấu.
* Hổ khẩu dư sinh (nằm trong miệng cọp mà còn sống được).* Hổ tử hùng tâm tại (tuy băng hà rồi nhưng bản tính anh hùng vẫn không mất đi).Con người ngày trước có hai thế ứng xử: một mặt là sợ hãi, không dám nói thẳng tên mà gọi bằng “ông”: ông Hùm, ông Ba mươi, Chúa Sơn lâm… Tâm lý sợ hãi được ánh xạ vào tôn giáo nên các đền thờ Thần hổ khá nhiều ở nông thôn, ven núi rừng ngày trước. Mặt khác là thế ứng xử tích cực, đánh cọp, chinh phục thiên nhiên mà các bức chạm gỗ dân gian trong các đình làng đã phản ánh một cách sinh động.Cũng từ đó cho thấy, dân gian đã thần thánh hoá hổ, cho nó một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa thì tà ma không dám thâm nhập. Bởi vậy, hình tượng con hổ trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh để thờ cúng ở các đền điện.Có nhiều loại tranh hổ: bạch hổ, hắc hổ, ngũ hổ… Trong đó tranh “ngũ hổ” là nổi bật hơn cả. Tranh “ngũ hổ” còn gọi là tranh “ông năm đinh”, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị năm phương trời nên các nghệ nhân khi vẽ tranh hổ, ngoài chòm râu, ánh mắt dữ tợn của hổ được vẽ bằng màu vàng kim, dân gian còn vẽ năm con năm màu nhất định. Màu vàng trấn nhậm trung khu (đặc khu) là hoàng hổ tướng quân; màu đen trấn nhậm bắc khu (thuỷ khu) là hắc hổ tướng quân: màu trắng trấn nhậm tây khu (kim khu) là bạch hổ tướng quân; màu đỏ trấn nhậm nam khu (hoả khu) là xích hổ tướng quân; màu xanh trấn nhậm đông khu (mộc khu) là Thanh hổ tướng quân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những tranh để thờ.

Tranh Hổ trong phong thủy.

Hổ là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Nếu gia chủ là quân nhân, cảnh sát, quan tòa hay làm việc về lĩnh vực thuế nên treo tranh con hổ. Đặc biệt đối với những chủ nhân thuộc tuổi Ngọ, tuổi Tuất treo tranh con hổ sẽ khiến âm khí bị tiêu tán, dương khí ngày càng hưng thịnh. Nếu người chủ cầm tinh hổ thì treo tranh này lại càng tốt.

Cách treo tranh hổ.

Khi treo tranh hổ nên chọn treo những bức tranh hổ mà đầu của chúng phải hướng ra bên ngoài  hoặc đầu của chúng hướng ra bên ngoài cửa chính (tuyệt nhiên không được hướng vào bên trong).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét