Ý NGHĨA TRANH PHẬT BÀ
QUAN ÂM
Quan Âm nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ
Tát Quán Thế Âm tại Trung Quốc, Việt Nam và các nước lân cận.
Phật tử Trung Quốc thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền , Địa Tạng và Văn-thù-sư-lợi . Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.Tranh đá quý Nhi Long
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH PHẬT BÀ QUAN ÂM
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH PHONG CẢNH CHÂU ÂU
Ý NGHĨA TRANH
PHONG CẢNH
CHÂU ÂU
Phong cảnhChâu Âu là một đề tài rất nhiều sáng tạo và nhiều màu sắc trong tranh đá quý.
Qua sự thể hiện tài hoa của nghệ nhân, người xem không khỏi ngỡ ngàng bởi cái đẹp
và cái hồn của cảnh vật trong đó. Từ vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của những khu rừng nguyên sinh, đến vẻ êm đềm, lãng mạn của những ngôi nhà ven suối, hay sắc vàng,
sắc đỏ đầy lãng mạn của những cánh rừng thu... tất cả đều toát lên một nét sang
trọng, mới lạ nhưng cũng không kém phần mềm mại. Đứng trước những tác phẩm nghệ
thuật từ tranh đá quý, có người phải thốt lên rằng: Đâu phải đá là không mềm mại!
Cùng đi
xuyên qua những khu rừng nguyên sinh, đến những dòng suối trong vắt, hay hòa
mình vào những con sóng biển dạt dào. Cảm giác như đang nghe được tiếng lá thu
rơi, tiếng chim hót, tiếng bước chân của những con thú rừng... Cảm nhận được
cái giá lạnh của tuyết mùa đông, cái ấm áp của làn khói bếp tỏa ra từ những
ngôi nhà hạnh phúc... Tất cả những không gian đó đều hiện lên một cách sống
động, lung linh và đầy màu sắc trong từng bức tranh đá quý tại Nhi Long.
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_ Ý NGHĨA TRANH SƠN THỦY HỮU TÌNH
Ý NGHĨA
TRANH SƠN THỦY HỮU TÌNH
Khi nói đến tranh thuỷ mặc
(thuỷ mạc) thì chúng ta thường liên tưởng ngay đến tranh sơn thủy. Đây là một mảng
đề tài đặc sắc trong hội hoạ Trung Quốc. Hai chữ sơn thuỷ có ý nghĩa triết lý
thâm trầm của chúng, không chỉ đơn thuần sơn thuỷ là sông nước.
Nước cũng giống như người quân tử. Nước cho mọi
người mà không có gì tư lợi về mình. Như vậy là đức. Nước đi đến
đâu thì mang sự sống đến đó, như vậy là nhân. Nước luôn chảy xuống
chỗ thấp theo đúng đạo lý, như vậy là nghĩa. Nước ở trên cao trăm
trượng, lao xuống khe mà không ngần ngại gì, như vậy là dũng. Chỗ
cạn thì nước rất hiền hòa, chỗ sâu thì đố ai lường được, như vậy là trí.
Nước chịu nhận cả cái xấu, như vậy là bao dung, cái gì không sạch
mà vào nước cũng trở thành sạch. Như vậy là làm cho mọi cái trở thành thiện.
Khi nước đứng yên thì bằng phẳng, đó là chính. Vì vậy người quân tử
thấy nước ở sông lớn thì thích ngắm nhìn để tu dưỡng tính tình.
Núi thì cao mà ta thích vì trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim
muông nảy nở, tạo thêm nhiều của cải cung cấp cho bốn phương. Mây gió tạo ra ở
đó để trời đất giao lưu, âm dương hòa hợp, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ
nhờ đó mà có cái ăn. Vì vậy, người quân tử thích ngắm núi để tâm hồn khoáng
đạt.
Khổng Tử từng nói rằng: «Kẻ trí vui chơi nơi sông nước, kẻ nhân
vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí vui vẻ, kẻ
nhân trường thọ.» (Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả
tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ.– Luận Ngữ – Ung Dã).
Sông nước trôi chảy, linh động biến dịch không ngừng, tìm về
trùng dương mênh mông. Sự trôi chảy không ngừng này tượng trưng bản thể của
Đạo. Khổng Tử có lần đứng trên bờ sông, nhìn nước chảy, giác ngộ lý lẽ ấy, nên
ngài tán thán: «Ôi, trôi chảy thế này, ngày đêm nó không hề ngừng nghỉ !» (Thệ
giả như tư phù, bất xả trú dạ ! – Luận Ngữ – Tử Hãn).
Do đó, kẻ trí tuệ thấu đạt lý lẽ của sự vật, linh hoạt tiến
triển mãi không ngưng trệ, cũng linh động như bản tính của nước. Kẻ nhân ái yên
ổn với nghĩa lý mà dày dặn kiên cố vững bền, cũng tĩnh như bản tính của núi.
Động và tĩnh nói về bản thể, mà vui vẻ trường thọ là nói về hiệu quả đạt được.
TRANH ĐÁ QUÝ_Sự tích Cá Chép nhả Ngọc vượt Vũ Long Môn hóa Rồng
Sự tích Cá Chép nhả Ngọc vượt Vũ Long Môn hóa Rồng
Người xưa
kể rằng khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã
làm ra mưa gió.
Nước
từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong
nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn
phát sinh ra mọi thứ.
Sau,
vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không
làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cõi trời,
bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm
ra mưa.
Nhưng
vì số rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều
khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn
các con vật lên làm rồng, gọi là “thi rồng”.
Khi
chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy
tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước,
loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh
nhau đi thi.
Cuộc
thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng,
con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt
thì mới đậu để được hóa rồng.
Trong
một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều
bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt
sóng.
Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.
Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.
Có
con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu
đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị
té nên lưng cong lại.
Đến
lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản
chất của nó đã là quý hiếm đặt biệt, vì trong miệng
nó có ngậm một viên ngọc trai…
Thần
gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến,
sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…
Cáchép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần
qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa
rồng.
Cá
chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may
mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!
Cả
bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi
chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ
những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu
phàm, thoát tục… và biến thành rồng thiêng, được
sống đời đời.
Vẩy,
đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ
oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng
của con người trên thế gian…
Nhưng
không phải con nào cũng có tính chất quí sáng (mang ngọc
quý trong thân) và không phải cá chép nào cũng có phẩm
chất, khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt
được thành công!
Cá
chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai mầu mỡ, cây
cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài.
Bởi
vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là
biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng,
hăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về
tài lộc trong thương mại.
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý nghĩa tranh Tứ Linh
Ý nghĩa tranh Tứ Linh
Tứlinh có nghĩa là 4 loài linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của
nhiều nước phương Đông, nhất là những nước
ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc Tứ linh bao gồm: long, ly , quy, phụng. Tương truyền,
mỗi khi con vật nào trong tứ linh xuất hiện là báo điềm lành có thánh nhân ra đời Tứ linh và tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) có mặt phổ biến trong hội họa, điêu khắc
dân gian, nhất là ở các đình chùa và thường đi chung với các đề tài hoa lá, mây
nước...
Lân
Bình phong long mã tại trường Quốc Học Huế
hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
Long
Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là
con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ
trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là
tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành,
tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung
hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho
vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
Quy
Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần Visnou, một tối thượng thần của đạo Bà La Môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc.
Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian.
Quy là cao quý , nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.
Phụng
Phụng là tên con mái, con trống gọi là loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà
Phụng tương ứng với Chu Tước.
Trong truyện phong thần cũng có nhắc tới cặp loan phụng, tình chúng như sắt đá. nó đề cặp con mái là phụng, con trống là loan.
Phụng là tên con mái, con trống gọi là loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà
Phụng tương ứng với Chu Tước.
Trong truyện phong thần cũng có nhắc tới cặp loan phụng, tình chúng như sắt đá. nó đề cặp con mái là phụng, con trống là loan.
TRONG TỨ LINH THÌ ÂM DƯƠNG HÀI HÒA, LONG
LÂN QUY PHỤNG, TRONG ĐÓ CON THỨ 2 VÀ THỨ 4 (LÂN, PHỤNG) ĐỀU LÀ GIỐNG MÁI, CÒN LẠI
(LONG QUY) LÀ GIỐNG ĐỰC.
Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH TỨ BÌNH
Ý nghĩa tranh tứ bình
Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân,
hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang
nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy
trong đó. Mỗi mùa có một loài cây.
Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân,
hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa
cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Xuân thiên mai
nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng
hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu
tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông
tuyết ngọc thiên chi.
Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những
cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của
Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ
thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn
hoá thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng
nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc
khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam.
Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước
ngoài lưu giữ. ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan
trọng của văn hoá truyền thống.
Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ
yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm
biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình
thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất
và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của
người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát
quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của
người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền
văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành
nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn,
Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ
tát, tứ thiên vương…
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Treo tranh tứ quý trong phòng khách
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH NON NƯỚC HỮU TÌNH
Ý
NGHĨA TRANH NON NƯỚC HỮU TÌNH
Nước cũng giống như người quân tử. Như vậy là đức. Nước đi đến
đâu thì mang sự sống đến đó, như vậy là nhân. Nước luôn chảy xuống chỗ thấp
theo đúng đạo lý, như vậy là nghĩa. Nước ở trên cao trăm trượng, lao xuống khe
mà không ngần ngại gì, như vậy là dũng. Chỗ cạn thì nước rất hiền hòa, chỗ sâu
thì đố ai lường được, như vậy là trí. Khi nước đứng yên thì bằng phẳng, đó là chính. Vì vậy người
quân tử thấy nước ở sông lớn thì thích ngắm nhìn để tu dưỡng tính tình.
Non nước cùng hữu tình, tạo nên một bức
tranh đá quý thủy mạc mang nhiều chất
tình. Núi thì cao mà ta thích vì
trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim muông nảy nở, tạo thêm nhiều của cải cung
cấp cho bốn phương. Mây gió tạo ra ở đó để trời đất giao lưu, âm dương hòa hợp,
muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có cái ăn. Vì vậy, người quân tử
thích ngắm núi để tâm hồn khoáng đạt.
Nhớ cảnh non , lại nhớ tới nhà thơ
Tản Đà- một ông thầy trong việc giỏi biến hóa và tưởng tượng, hết trăng sao đến
gió mẫy. Cảnh non nước từ trước tới nay hay được lấy làm chủ đạo đối với
các văn nghệ sĩ. sau đây là môt trích dãn bài thơ nổi tiếng :
Nước non nặng một nhời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non.
……………………………………
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh biếc non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi lời thề.
Nước đi đi mãi không về cùng non.
……………………………………
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh biếc non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi lời thề.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)