Ý
NGHĨA TRANH BÁT TIÊN
Trong
hệ thống thứ bậc của đạo Lão có tám vị tiên bất
tử, trong đó có sáu tiên ông và hai tiên bà.
Truyền
thuyết nói rằng họ đều đã nếm qua rượu và đào
tiên nên bất tử và được coi là biểu tượng của sự
trường sinh và những điềm lành.
Tám
vị tiên này thường được vẽ trên các tác phẩm gốm
sứ của Trung Hoa để tượng trưng cho sự may mắn. Hình
ảnh của họ còn được chạm trổ trên những tấm kim
loại mỏng.
Thường
gặp nhất là hình ảnh “bát tiên quá hải” hoặc là
từng vị được chạm trổ trên trên ngà voi, gỗ và
đồng. Trong ngành học văn hóa truyền thống của Trung
Hoa, cũng có những so sánh tám vị tiên đạo Lão này với
mười tám vị La Hán trong Phật giáo.
Tám
vị tiên của đạo Lão và mười tám vị La Hán của Phật
giáo nắm giữ những quyền năng siêu nhiêu và có phép
thuật.
Sự
hiện thân của những vị này trong các biểu tượng đặt
trong nhà, chẳng hạn một bức tranh, pho tượng được
tin rằng sẽ ban tặng sức khỏe, niềm hạnh phúc và may
mắn đến cho gia chủ.
Vì
mỗi vị tiên đại diện cho những hoàn cảnh sống đặc
biệt khác nhau, đồng thời nắm giữ những quyền năng
riêng nên nếu muốn đặt một vị trong nhà thì bạn nên
biết rõ ý nghĩa của từng vị.
1-
Đầu tiên là vị tiên Chung Ly Quyền, hiệu là Vân Phòng,
làm Đại tướng trong triều đình nhà Hán nên còn được
gọi là Hán Chung Ly hay Hớn Chung Ly. Ông có hình dáng mập
mạp, trong chiếc áo phanh trần, để lộ chiếc bụng
tròn, tay phe phẩy chiếc quạt thần dùng để cứu người
bệnh.
Khi
mới sinh Chung Ly Quyền, cha mẹ ông thấy có điềm khác
lạ là trên nóc nhà hào quang sáng đỏ. Chung Ly Quyền
tượng trưng cho sức khỏe và quyền năng chữa bệnh. Vị
tiên này có tính Mộc, nên bài trí ở hướng Đông trong
nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình tận hưởng
môt cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.
2-
Vị tiên thứ hai là Trương Quả Lão, tay mang một nhạc
cụ giống như ống tre. Ông nắm giữ sự thông thái của
tuổi già và có khả năng tự biến mất. Ông được tôn
trọng như một nhà hiền triết ban sự thông thái, minh
mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình. Vị tiên
này có tính Thủy, nên bài trí ở hướng Bắc trong nhà.
3-
Vị tiên thứ ba là Lã Động Tân, một học giả ẩn dật
được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người
bệnh. Ông thường mang sau lưng một thanh kiếm phép để
xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những
loại bỏ những đau khổ do các nguồn năng lượng xấu
gây ra.
Ở
cánh tay phải, ông cầm một cây phất trần thường để
chữa bệnh. Có mặt trong nhà, ông sẽ giúp cho mọi thành
viên của gia đình tránh được bệnh tật mà theo phong
thủy là do những âm hồn và âm khí tạo ra. Vị tiên này
có tính Kim, nên bài trí hướng Tây Bắc trong nhà.
4-
Vị thứ tư là Tào Quốc cữu (Tào Hữu), em ruột của
Tào Thái hậu, đời vua Tống. Thường mặc một chiếc áo
nhà quan quý phái, ông toát ra một sự cao quý, thanh nhã.
Ông giơ cao trong lòng bàn tay trái một bộ castanet để
đem lại quyền cao chức trọng cho người trưởng tộc
của gia đình.
Những
chính trị gia hoặc những cầu mong quyền lực nên thỉnh
ông về thờ trong nhà. Vị tiên này có tính Thổ, nên bài
trí ở hướng Đông Bắc trong nhà.
5-
Vị tiên thứ năm là Lý Thiết Quả (hay còn được gọi
là Thiết Quải – cây sắt), trông như một kẻ ăn mày,
nhưng là người có thể thi triển những quyền năng siêu
nhiên. Ngài họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương,
nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm
trang, tính tình hào sảng, học rộng biết nhiều, không
mộ công danh, muốn đi tu tiên.
Biết
được Lão Tử đang dạy dạo trên Hoa Sơn, Lý Ngưng Dương
liền tìm đến xin học. Chính vì thế mà hình ảnh của
ngài tượng trưng cho trí tuệ và sự sáng suốt. Vị tiên
này mang tính Hỏa, nên bài trí ở hướng Nam trong nhà.
6-
Tiên ông thứ sáu là Hàn Tương Tử, người đã sáng tác
ra những bản nhạc êm dịu từ ống sáo thần. Tiếng sáo
thu hút những điềm lành bao quanh ông, vì thế mà tất cả
muông thú, côn trùng, cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ
khi ông xuất hiện.
Khả
năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho
cây cối mọc nhanh trong tích tắc. Hình ảnh Hàn Tương Tử
với rất nhiều những mầm cây trong chiếc bao tải đeo
sau lưng tượng trưng cho một cuộc sống viên mãn. Vị
tiên này mang tính Mộc, nên bài trí ở hướng Mộc trong
nhà.
7-
Vị tiên tiếp theo là Lam Thể Hòa tương truyền do Xích
Cước Đại Tiên đầu thai xuống trần, nên còn nhớ tánh
cũ, thường mặc áo rộng xanh, buộc dây lưng đen, một
chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà
không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo đơn mà
không biết lạnh.
Thường
ngày, ông cầm cặp sanh dài, đi ra chợ, vừa ca vừa nhịp,
để xin tiền bố thí. Những bài ca do ông tự đặt ra
đều có ý khuyên đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được,
ông cột vào dây lưng và bố thí cho người nghèo khổ.
Tuy
nhiên, trong rất nhiều tài liệu khác nhau thì cho rằng
Lam Thể Hòa là một vị tiên nữ với biểu tượng là
giỏ hoa, mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia đình. Vị
tiên này mang tính Kim, nên bài trí ở hướng Tây trong
nhà.
8-
Vị tiên cuối cùng có tên là Hà Quỳnh hay Hà Tiên Cô
quê ở huyện Tăng Thành, tỉnh Quảng Châu. Khi còn bé, vị
tiên này có sáu cái xoáy trên đầu mà ai cũng cho là kỳ
tướng.
Sau
khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng
và cây phất trần. Thờ bà trong nhà thì những người
phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ hạnh phúc và gặp
nhiều may mắn. Vị tiên này mang tính Thổ, nên bài trí ở
hướng Tây Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét