Ý NGHĨA TRANH PHẬT BÀ
QUAN ÂM
Quan Âm nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ
Tát Quán Thế Âm tại Trung Quốc, Việt Nam và các nước lân cận.
Phật tử Trung Quốc thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền , Địa Tạng và Văn-thù-sư-lợi . Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH PHẬT BÀ QUAN ÂM
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH PHONG CẢNH CHÂU ÂU
Ý NGHĨA TRANH
PHONG CẢNH
CHÂU ÂU
Phong cảnhChâu Âu là một đề tài rất nhiều sáng tạo và nhiều màu sắc trong tranh đá quý.
Qua sự thể hiện tài hoa của nghệ nhân, người xem không khỏi ngỡ ngàng bởi cái đẹp
và cái hồn của cảnh vật trong đó. Từ vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ của những khu rừng nguyên sinh, đến vẻ êm đềm, lãng mạn của những ngôi nhà ven suối, hay sắc vàng,
sắc đỏ đầy lãng mạn của những cánh rừng thu... tất cả đều toát lên một nét sang
trọng, mới lạ nhưng cũng không kém phần mềm mại. Đứng trước những tác phẩm nghệ
thuật từ tranh đá quý, có người phải thốt lên rằng: Đâu phải đá là không mềm mại!
Cùng đi
xuyên qua những khu rừng nguyên sinh, đến những dòng suối trong vắt, hay hòa
mình vào những con sóng biển dạt dào. Cảm giác như đang nghe được tiếng lá thu
rơi, tiếng chim hót, tiếng bước chân của những con thú rừng... Cảm nhận được
cái giá lạnh của tuyết mùa đông, cái ấm áp của làn khói bếp tỏa ra từ những
ngôi nhà hạnh phúc... Tất cả những không gian đó đều hiện lên một cách sống
động, lung linh và đầy màu sắc trong từng bức tranh đá quý tại Nhi Long.
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_ Ý NGHĨA TRANH SƠN THỦY HỮU TÌNH
Ý NGHĨA
TRANH SƠN THỦY HỮU TÌNH
Khi nói đến tranh thuỷ mặc
(thuỷ mạc) thì chúng ta thường liên tưởng ngay đến tranh sơn thủy. Đây là một mảng
đề tài đặc sắc trong hội hoạ Trung Quốc. Hai chữ sơn thuỷ có ý nghĩa triết lý
thâm trầm của chúng, không chỉ đơn thuần sơn thuỷ là sông nước.
Nước cũng giống như người quân tử. Nước cho mọi
người mà không có gì tư lợi về mình. Như vậy là đức. Nước đi đến
đâu thì mang sự sống đến đó, như vậy là nhân. Nước luôn chảy xuống
chỗ thấp theo đúng đạo lý, như vậy là nghĩa. Nước ở trên cao trăm
trượng, lao xuống khe mà không ngần ngại gì, như vậy là dũng. Chỗ
cạn thì nước rất hiền hòa, chỗ sâu thì đố ai lường được, như vậy là trí.
Nước chịu nhận cả cái xấu, như vậy là bao dung, cái gì không sạch
mà vào nước cũng trở thành sạch. Như vậy là làm cho mọi cái trở thành thiện.
Khi nước đứng yên thì bằng phẳng, đó là chính. Vì vậy người quân tử
thấy nước ở sông lớn thì thích ngắm nhìn để tu dưỡng tính tình.
Núi thì cao mà ta thích vì trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim
muông nảy nở, tạo thêm nhiều của cải cung cấp cho bốn phương. Mây gió tạo ra ở
đó để trời đất giao lưu, âm dương hòa hợp, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ
nhờ đó mà có cái ăn. Vì vậy, người quân tử thích ngắm núi để tâm hồn khoáng
đạt.
Khổng Tử từng nói rằng: «Kẻ trí vui chơi nơi sông nước, kẻ nhân
vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí vui vẻ, kẻ
nhân trường thọ.» (Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả
tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ.– Luận Ngữ – Ung Dã).
Sông nước trôi chảy, linh động biến dịch không ngừng, tìm về
trùng dương mênh mông. Sự trôi chảy không ngừng này tượng trưng bản thể của
Đạo. Khổng Tử có lần đứng trên bờ sông, nhìn nước chảy, giác ngộ lý lẽ ấy, nên
ngài tán thán: «Ôi, trôi chảy thế này, ngày đêm nó không hề ngừng nghỉ !» (Thệ
giả như tư phù, bất xả trú dạ ! – Luận Ngữ – Tử Hãn).
Do đó, kẻ trí tuệ thấu đạt lý lẽ của sự vật, linh hoạt tiến
triển mãi không ngưng trệ, cũng linh động như bản tính của nước. Kẻ nhân ái yên
ổn với nghĩa lý mà dày dặn kiên cố vững bền, cũng tĩnh như bản tính của núi.
Động và tĩnh nói về bản thể, mà vui vẻ trường thọ là nói về hiệu quả đạt được.
TRANH ĐÁ QUÝ_Sự tích Cá Chép nhả Ngọc vượt Vũ Long Môn hóa Rồng
Sự tích Cá Chép nhả Ngọc vượt Vũ Long Môn hóa Rồng
Người xưa
kể rằng khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã
làm ra mưa gió.
Nước
từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong
nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn
phát sinh ra mọi thứ.
Sau,
vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không
làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cõi trời,
bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm
ra mưa.
Nhưng
vì số rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều
khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn
các con vật lên làm rồng, gọi là “thi rồng”.
Khi
chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy
tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước,
loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh
nhau đi thi.
Cuộc
thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng,
con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt
thì mới đậu để được hóa rồng.
Trong
một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều
bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt
sóng.
Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.
Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.
Có
con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu
đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị
té nên lưng cong lại.
Đến
lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản
chất của nó đã là quý hiếm đặt biệt, vì trong miệng
nó có ngậm một viên ngọc trai…
Thần
gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến,
sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…
Cáchép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần
qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa
rồng.
Cá
chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may
mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!
Cả
bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi
chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ
những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu
phàm, thoát tục… và biến thành rồng thiêng, được
sống đời đời.
Vẩy,
đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ
oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng
của con người trên thế gian…
Nhưng
không phải con nào cũng có tính chất quí sáng (mang ngọc
quý trong thân) và không phải cá chép nào cũng có phẩm
chất, khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt
được thành công!
Cá
chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai mầu mỡ, cây
cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài.
Bởi
vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là
biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng,
hăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn về
tài lộc trong thương mại.
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý nghĩa tranh Tứ Linh
Ý nghĩa tranh Tứ Linh
Tứlinh có nghĩa là 4 loài linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của
nhiều nước phương Đông, nhất là những nước
ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc Tứ linh bao gồm: long, ly , quy, phụng. Tương truyền,
mỗi khi con vật nào trong tứ linh xuất hiện là báo điềm lành có thánh nhân ra đời Tứ linh và tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) có mặt phổ biến trong hội họa, điêu khắc
dân gian, nhất là ở các đình chùa và thường đi chung với các đề tài hoa lá, mây
nước...
Lân
Bình phong long mã tại trường Quốc Học Huế
hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
hay gọi kỳ lân vì lân là tên con cái, con đực gọi là kỳ
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
Long
Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là
con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ
trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là
tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành,
tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung
hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho
vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
Quy
Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bóng dáng của thần Visnou, một tối thượng thần của đạo Bà La Môn. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; mãi đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc.
Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Đó là quan niệm dân gian.
Quy là cao quý , nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.
Phụng
Phụng là tên con mái, con trống gọi là loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà
Phụng tương ứng với Chu Tước.
Trong truyện phong thần cũng có nhắc tới cặp loan phụng, tình chúng như sắt đá. nó đề cặp con mái là phụng, con trống là loan.
Phụng là tên con mái, con trống gọi là loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà
Phụng tương ứng với Chu Tước.
Trong truyện phong thần cũng có nhắc tới cặp loan phụng, tình chúng như sắt đá. nó đề cặp con mái là phụng, con trống là loan.
TRONG TỨ LINH THÌ ÂM DƯƠNG HÀI HÒA, LONG
LÂN QUY PHỤNG, TRONG ĐÓ CON THỨ 2 VÀ THỨ 4 (LÂN, PHỤNG) ĐỀU LÀ GIỐNG MÁI, CÒN LẠI
(LONG QUY) LÀ GIỐNG ĐỰC.
Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH TỨ BÌNH
Ý nghĩa tranh tứ bình
Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân,
hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang
nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy
trong đó. Mỗi mùa có một loài cây.
Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân,
hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa
cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Xuân thiên mai
nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng
hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu
tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông
tuyết ngọc thiên chi.
Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những
cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của
Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ
thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn
hoá thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng
nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc
khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam.
Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước
ngoài lưu giữ. ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan
trọng của văn hoá truyền thống.
Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ
yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm
biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình
thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất
và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của
người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát
quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của
người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền
văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành
nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn,
Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ
tát, tứ thiên vương…
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Treo tranh tứ quý trong phòng khách
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH NON NƯỚC HỮU TÌNH
Ý
NGHĨA TRANH NON NƯỚC HỮU TÌNH
Nước cũng giống như người quân tử. Như vậy là đức. Nước đi đến
đâu thì mang sự sống đến đó, như vậy là nhân. Nước luôn chảy xuống chỗ thấp
theo đúng đạo lý, như vậy là nghĩa. Nước ở trên cao trăm trượng, lao xuống khe
mà không ngần ngại gì, như vậy là dũng. Chỗ cạn thì nước rất hiền hòa, chỗ sâu
thì đố ai lường được, như vậy là trí. Khi nước đứng yên thì bằng phẳng, đó là chính. Vì vậy người
quân tử thấy nước ở sông lớn thì thích ngắm nhìn để tu dưỡng tính tình.
Non nước cùng hữu tình, tạo nên một bức
tranh đá quý thủy mạc mang nhiều chất
tình. Núi thì cao mà ta thích vì
trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim muông nảy nở, tạo thêm nhiều của cải cung
cấp cho bốn phương. Mây gió tạo ra ở đó để trời đất giao lưu, âm dương hòa hợp,
muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có cái ăn. Vì vậy, người quân tử
thích ngắm núi để tâm hồn khoáng đạt.
Nhớ cảnh non , lại nhớ tới nhà thơ
Tản Đà- một ông thầy trong việc giỏi biến hóa và tưởng tượng, hết trăng sao đến
gió mẫy. Cảnh non nước từ trước tới nay hay được lấy làm chủ đạo đối với
các văn nghệ sĩ. sau đây là môt trích dãn bài thơ nổi tiếng :
Nước non nặng một nhời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non.
……………………………………
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh biếc non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi lời thề.
Nước đi đi mãi không về cùng non.
……………………………………
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh biếc non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi lời thề.
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH HOA MAI
Ý NGHĨA TRANH HOA MAI
Cổ nhân cho rằng mai vốn có tứ đức,
khi mới kết nụ là nguyên,khi nở hoa là hanh, kết quả là lợi, khi quả chính là
trinh, tức là tứ đức, “nguyên, hạnh, lợi,
trinh”. Vận dụng trong nhân sự tức là “Nhân, nghĩa, lễ, trí”.
Hậu nhân còn có một cách lý giải khác: Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: Thứ nhất là vui vẻ, thứ hai là hạnh vận, thứ ba là trường thọ, thứ tư là hanh thông, thứ năm là ân hòa. Đó cũng chính là ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này.
Hoa
mai thường nở trước khi xuân đến. Đó cũng chính là đặc trưng của loài hoa này.
Hoa mai có khả năng chịu lạnh tốt, khi gió xuân đến, cây mai khai hoa, báo tin
cho nhân gian biết mùa xuân đã về.
Cây mai có thân thẳng tượng trưng cho
sự bất khuất và ý trí kiên cường. Do vậy, trong lịch sử, cây mai còn luôn được
xem là vật tượng trưng cho khí chất, phẩm cách cao thượng là liêm khiết của
người quân tử.
Cây mai cùng
với tùng, trúc được
xem là “Tuế hàn tam hữu”. Mai, lan, trúc,cúc được gọi là “Tứ quân tử”, tượng trưng
cho lý tưởng cao nhất của bậc văn nhân.
Bức tranh họa
cảnh chim hỷ thước đậu trên cành mai và hót vang mang ý nghĩa “Hỷ báo tảo xuân”
(Báo tin vui về mùa xuân).
Bức tranh họa cây trúc, mai và hai con
chim hỷ thước mang ý nghĩa “Trúc mai song hỷ”. Trong đó, cây trúc tượng trưng
cho bậc trượng phu, cây mai được vi như thê tử. Do vậy, bức tranh này thường
dùng làm lễ vật để chúc phúc cho hôn nhân.
Cây hoa mai được phối hợp với các loại
cây, vật cát tường khác trong một bức tranh mang ý nghĩa chiêu nạp điều phúc.
Cách
sử dụng:
Các bức tranh cây mai nên treo ở những
vị trí cát lợi trong phòng khách hoặc thư phòng.
Trong các bức
tranh trang sức nếu lấy cây mai làm chủ, Ngũ hành thộc
Mộc. Do vậy, những người có Ngũ hành thuộc Mộc hoặc phù hợp với Mộc thích hợp
treo loại tranh này. Những người có Ngũ hành khắc Kỵ với Mộc không nên treo
loại tranh này.
Do cây mai có Ngũ hành thuộc Mộc nên
thích hợp treo ở các hướng chính Nam, chính Đông, Đông Nam. Đây là những phương
vị tương sinh của Mộc. Không nên treo hướng Đông Bắc, Tây Nam, chính Bắc. Đó là
những phương vị khắc kỵ với Mộc. Nếu treo ở hướng Tây Bắc hoặc chính Tây thì
bình thường.
Nếu bức tranh kết hợp giữa hoa mai và
các loài chim thì nên lấy các loài chim là chủ thể cho bức tranh và dựa vào
loài chim để xác định những điều nên và không nên.
Nếu đem bức
hoa mai treo trên cung Đào hoa trong phòng ngủ tất càng thêm vượng cung Đào
hoa. Những người đã kết hôn không nên treo tranh
hoa mai ở cung Đào hoa
của căn phòng.
Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013
TRANH ĐÁ QUÝ_Ý NGHĨA TRANH BÁT TIÊN
Ý
NGHĨA TRANH BÁT TIÊN
Trong
hệ thống thứ bậc của đạo Lão có tám vị tiên bất
tử, trong đó có sáu tiên ông và hai tiên bà.
Truyền
thuyết nói rằng họ đều đã nếm qua rượu và đào
tiên nên bất tử và được coi là biểu tượng của sự
trường sinh và những điềm lành.
Tám
vị tiên này thường được vẽ trên các tác phẩm gốm
sứ của Trung Hoa để tượng trưng cho sự may mắn. Hình
ảnh của họ còn được chạm trổ trên những tấm kim
loại mỏng.
Thường
gặp nhất là hình ảnh “bát tiên quá hải” hoặc là
từng vị được chạm trổ trên trên ngà voi, gỗ và
đồng. Trong ngành học văn hóa truyền thống của Trung
Hoa, cũng có những so sánh tám vị tiên đạo Lão này với
mười tám vị La Hán trong Phật giáo.
Tám
vị tiên của đạo Lão và mười tám vị La Hán của Phật
giáo nắm giữ những quyền năng siêu nhiêu và có phép
thuật.
Sự
hiện thân của những vị này trong các biểu tượng đặt
trong nhà, chẳng hạn một bức tranh, pho tượng được
tin rằng sẽ ban tặng sức khỏe, niềm hạnh phúc và may
mắn đến cho gia chủ.
Vì
mỗi vị tiên đại diện cho những hoàn cảnh sống đặc
biệt khác nhau, đồng thời nắm giữ những quyền năng
riêng nên nếu muốn đặt một vị trong nhà thì bạn nên
biết rõ ý nghĩa của từng vị.
1-
Đầu tiên là vị tiên Chung Ly Quyền, hiệu là Vân Phòng,
làm Đại tướng trong triều đình nhà Hán nên còn được
gọi là Hán Chung Ly hay Hớn Chung Ly. Ông có hình dáng mập
mạp, trong chiếc áo phanh trần, để lộ chiếc bụng
tròn, tay phe phẩy chiếc quạt thần dùng để cứu người
bệnh.
Khi
mới sinh Chung Ly Quyền, cha mẹ ông thấy có điềm khác
lạ là trên nóc nhà hào quang sáng đỏ. Chung Ly Quyền
tượng trưng cho sức khỏe và quyền năng chữa bệnh. Vị
tiên này có tính Mộc, nên bài trí ở hướng Đông trong
nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình tận hưởng
môt cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.
2-
Vị tiên thứ hai là Trương Quả Lão, tay mang một nhạc
cụ giống như ống tre. Ông nắm giữ sự thông thái của
tuổi già và có khả năng tự biến mất. Ông được tôn
trọng như một nhà hiền triết ban sự thông thái, minh
mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình. Vị tiên
này có tính Thủy, nên bài trí ở hướng Bắc trong nhà.
3-
Vị tiên thứ ba là Lã Động Tân, một học giả ẩn dật
được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người
bệnh. Ông thường mang sau lưng một thanh kiếm phép để
xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những
loại bỏ những đau khổ do các nguồn năng lượng xấu
gây ra.
Ở
cánh tay phải, ông cầm một cây phất trần thường để
chữa bệnh. Có mặt trong nhà, ông sẽ giúp cho mọi thành
viên của gia đình tránh được bệnh tật mà theo phong
thủy là do những âm hồn và âm khí tạo ra. Vị tiên này
có tính Kim, nên bài trí hướng Tây Bắc trong nhà.
4-
Vị thứ tư là Tào Quốc cữu (Tào Hữu), em ruột của
Tào Thái hậu, đời vua Tống. Thường mặc một chiếc áo
nhà quan quý phái, ông toát ra một sự cao quý, thanh nhã.
Ông giơ cao trong lòng bàn tay trái một bộ castanet để
đem lại quyền cao chức trọng cho người trưởng tộc
của gia đình.
Những
chính trị gia hoặc những cầu mong quyền lực nên thỉnh
ông về thờ trong nhà. Vị tiên này có tính Thổ, nên bài
trí ở hướng Đông Bắc trong nhà.
5-
Vị tiên thứ năm là Lý Thiết Quả (hay còn được gọi
là Thiết Quải – cây sắt), trông như một kẻ ăn mày,
nhưng là người có thể thi triển những quyền năng siêu
nhiên. Ngài họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương,
nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm
trang, tính tình hào sảng, học rộng biết nhiều, không
mộ công danh, muốn đi tu tiên.
Biết
được Lão Tử đang dạy dạo trên Hoa Sơn, Lý Ngưng Dương
liền tìm đến xin học. Chính vì thế mà hình ảnh của
ngài tượng trưng cho trí tuệ và sự sáng suốt. Vị tiên
này mang tính Hỏa, nên bài trí ở hướng Nam trong nhà.
6-
Tiên ông thứ sáu là Hàn Tương Tử, người đã sáng tác
ra những bản nhạc êm dịu từ ống sáo thần. Tiếng sáo
thu hút những điềm lành bao quanh ông, vì thế mà tất cả
muông thú, côn trùng, cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ
khi ông xuất hiện.
Khả
năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho
cây cối mọc nhanh trong tích tắc. Hình ảnh Hàn Tương Tử
với rất nhiều những mầm cây trong chiếc bao tải đeo
sau lưng tượng trưng cho một cuộc sống viên mãn. Vị
tiên này mang tính Mộc, nên bài trí ở hướng Mộc trong
nhà.
7-
Vị tiên tiếp theo là Lam Thể Hòa tương truyền do Xích
Cước Đại Tiên đầu thai xuống trần, nên còn nhớ tánh
cũ, thường mặc áo rộng xanh, buộc dây lưng đen, một
chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà
không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo đơn mà
không biết lạnh.
Thường
ngày, ông cầm cặp sanh dài, đi ra chợ, vừa ca vừa nhịp,
để xin tiền bố thí. Những bài ca do ông tự đặt ra
đều có ý khuyên đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được,
ông cột vào dây lưng và bố thí cho người nghèo khổ.
Tuy
nhiên, trong rất nhiều tài liệu khác nhau thì cho rằng
Lam Thể Hòa là một vị tiên nữ với biểu tượng là
giỏ hoa, mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia đình. Vị
tiên này mang tính Kim, nên bài trí ở hướng Tây trong
nhà.
8-
Vị tiên cuối cùng có tên là Hà Quỳnh hay Hà Tiên Cô
quê ở huyện Tăng Thành, tỉnh Quảng Châu. Khi còn bé, vị
tiên này có sáu cái xoáy trên đầu mà ai cũng cho là kỳ
tướng.
Sau
khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng
và cây phất trần. Thờ bà trong nhà thì những người
phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ hạnh phúc và gặp
nhiều may mắn. Vị tiên này mang tính Thổ, nên bài trí ở
hướng Tây Nam.
Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013
Ý nghĩa tranh hoa đào
Ý nghĩa tranh hoa đào
Với
tranh về hoa, cho dù là nhà ở, văn phòng làm việc hay cửa hiệu, việc sử dụng
một cách khéo léo các tranh hoa chính là thể hiện sự thành khẩn một cách tao
nhã. Nhìn những tranh hoa đẹp thường làm cho con người cảm thấy yên tĩnh, nhẹ
nhõm, thanh thản, vô hình trung đã loại bỏ đi sự nóng nảy, bực dọc, tránh gây
ra bất hòa trong các mối quan hệ giữa người với người, và ngăn ngừa chúng
ta chỉ biết đắm chìm trong những khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh hoặc cuộc
sống. Có thể nói, nó có thể kích thích chúng ta hướng theo hướng tích cực và
đạt được một thành tựu trong sự nghiệp. Không chỉ thế, trong phong thủy, các
loài hoa từ ngàn xưa đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng với
phong thủy. Với mỗi loài hoa khác nhau, lại mang trong mình một ý nghĩa phong
thủy khác nhau:
Hoa đào:.
Hoa đào là loại hoa nở khi mùa xuân về. Hoa đào tượng trưng cho cuộc sống, cho
ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm. Anh đào thường được sử dụng với
ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Anh đào tượng trưng
cho cung tình duyên, nhưng cũng vẫn được sử dụng như một phương thức hoá giải
phong thuỷ đối với sức khoẻ
Phòng
khách của nhà riêng hay công ty đều có thể lựa chọn các loại tranh vẽ trúc phú
quý, cây lan đuôi hổ, cây thủy tùng, sen nhiều lá, cây cọ, cây phát tài, cây
lan quân tử, hoa cúc, cây lan cầu, hoa lan, hoađào, tắc, cây dương xỉ, cây huyết dụ…, các hoa này là “vật may mắn” trong
phong thủy học, hàm ý như ý cát tường, tụ tài phát phúc.
Hãy đem màu sắc của hoa vào căn nhà hay văn phòng của
bạn, bạn sẽ giúp cho luồng khí trong ngôi nhà được điều hoà và trôi chảy.
Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013
Ý nghĩa tranh cây đa bến nước
Ý nghĩa tranh cây đa bến nước
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.
Cùng với bến nước, sân đình, cây đa
đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không
có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi
vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu
chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý
cây đa" người thương ta đã hát. Tranh cây đa, bến nước sẽ là một góc kỷ
niệm đẹp trong mỗi người.
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
Ý Nghĩa Tranh " Lý Ngư Vọng Nguyệt"
Ý Nghĩa Tranh " Lý Ngư Vọng Nguyệt"
Có thể nói đây là một trong những bức tranh đẹp trong số những bức tranh đẹp nhất của nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam
Vẻ đẹp toát lên ngay từ hình tượng độc đáo với một bố cục rất ấn tượng nhưng hài hòa và cân đối. Nhưng chính biểu tượng của bức tranh đã làm nên sự vi diệu, sâu lắng và sự minh triết trong bức tranh này.
Cá chép là loài cá nước ngọt rất phổ biến, theo truyền thuyết nó được lựa chọn làm biểu tượng cho ý thức vươn lên trong cuộc sống : loài cá ứng cử cho đẳng cấp cao nhất trong vũ trụ là Rồng.
Hình tượng cá chép trong tranh kết hợp với một hình tượng qui ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Đó chính là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước.
Trên thực tế, không có bóng trăng soi đáy nước, mà chỉ có bóng trăng soi mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong tranh này là một hình tượng qui ước. Hình tượng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho ảo ảnh của một giá trị đích thực được biểu tượng bằng mặt trăng trên không gian.
Hình tròn của mặt trăng là biểu tượng của sự hoàn thiện, viên mãn đích thực. Nhưng con cá chép trong tranh lại không tìm về giá trị đích thực, mà lại tìm những ảo ảnh của cuộc đời.
Phải chăng hàm nghĩa của bức tranh muốn nhắn gửi thế nhân : Hãy tìm về sự hoàn thiện, viên mãn của con người. Lời chú của bức tranh : "Lý Ngư Vọng Nguyệt" (Cá Chép Trông Trăng), chính là sự minh chứng cho tính minh triết sâu sắc của bức tranh này, qua biểu tượng tuyệt vời của nó.
Trong khi cũng có nhiều nhận xét khác nhau cho bức tranh này. Nếu bức tranh được chú là "Lý Ngư Vọng Nguyệt Ảnh" (Cá Chép Trông Bóng Trăng), thì nó sẽ gần với hiện thực hơn; nhưng tính minh triết và sâu lắng sẽ gần như không còn nữa.
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013
Ý nghĩa tranh Uyên ương
Ý nghĩa tranh vợ chồng chim công
Trong các quan niệm về phong thủy
truyền thống, chim được coi là biểu tượng cho sức mạnh của những cơ hội mới,
đặc biệt khi bạn đang gặp phải vận hạn. Chim cũng được coi là biểu tượng của tình duyên và sự giàu có.
Công hay khổng tước là loài chim
thuộc họ trĩ, từ xưa nó đã được xem là loài chim quý và được coi trọng, mọi
người rất chú ý đến bộ lông đuôi sặc sỡ của nó. Thời cổ, người ta thường nuôi
công để thưởng ngoạn.
Hoa văn trên lông của chim công
giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng vô cùng
lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.
Lông chim công làm thành quạt được
gọi là quạt lông công. Cắm lông chim công vào bình bày ở trên bàn cũng là cách
trang trí nhà cửa được yêu thích.
Trước đây ở Trung Quốc, chỉ có quan
ngũ phẩm trở lên mới được dùng mũ cắm lông chim công, cho nên lông chim công
cũng là biểu tượng của quan chức, tiền tài, uy quyền.
Người ta cho rằng, lông chim công có
thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan,
văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Sự điều hòa lại âm dương là thật sự cần
thiết để lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt
hơn.
Nếu một người khách đến công ty, nhà
bạn, hay cửa hàng của bạn mang theo người luồng khí xấu, nếu bạn dùng biện pháp
phong thủy lộ liễu, khách biết sẽ buồn, bởi thế dùng một bức tranh chim công
hay một chiếc bình cắm lông công trang trí huy hoàng là biện pháp xua đi luồng
khi xấu mang lại vượng khí cho văn phòng lại đẹp về mặt thẩm mỹ.
Để một bình cắm lông công trong phòng ngủ được cho là sẽ tạo thêm sức mạnh phòng the cho phái nam, và sự gợi cảm cho phái nữ. Treo tranh đôi chim công ân ái trong nhà cũng giúp tình duyên bền vững, nồng thắm.
Để một bình cắm lông công trong phòng ngủ được cho là sẽ tạo thêm sức mạnh phòng the cho phái nam, và sự gợi cảm cho phái nữ. Treo tranh đôi chim công ân ái trong nhà cũng giúp tình duyên bền vững, nồng thắm.
Để lông công trong phòng làm việc
tạo ra sự uy nghi, sang trọng và phần nào đó mang lại vượng khí cho công danh
sự nghiệp của gia chủ.
Vì chim công thuộc họ trĩ, nếu bạn
không có tượng phượng hoàng, gà trống, bạn có thể dùng tượng chim công hay thế,
nhưng hiệu quả tất nhiên sẽ không bằng.
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
Ý nghĩa tranh Anh hùng tương ngộ
Ý nghĩa tranh anh hùng tương ngộ
Theo quan niệm của người phương Đông, Hổ được coi là
chúa tể của muôn loài, là con vật đầy quyền uy là bá chủ trên mặt đất, còn Đại
Bàng tượng trưng cho sức mạnh trên bầu trời, đúng là giang sơn nào anh hùng đó.
Anh hùng có dịp gặp nhau cùng trổ tài nên có câu " không cánh muốn lên lên
chẳng được, có gan thì xuống xuống mà chơi" không ai xâm phạm đất của ai.
Hổ và Đại Bàng là biểu tượng của sự quyền uy, sự thăng tiến trong học hành, kinh doanh. Anh hùng tương ngộ, 2 chúa tể cả trời và đất gặp nhau, như thêm sức mạnh như khẳng định sự vững chãi quyền uy, ngay tên của bức tranh đã toát lên ý nghĩa của bức tranh.
Tranh Đá quý " anh hùng tương ngộ" phù hợp treo tại phòng khách, sảnh đường phía sau chủ nhân, hướng ra ngoài, thể hiện khí phách hiên ngang của bậc quân tử.
Hổ và Đại Bàng là biểu tượng của sự quyền uy, sự thăng tiến trong học hành, kinh doanh. Anh hùng tương ngộ, 2 chúa tể cả trời và đất gặp nhau, như thêm sức mạnh như khẳng định sự vững chãi quyền uy, ngay tên của bức tranh đã toát lên ý nghĩa của bức tranh.
Tranh Đá quý " anh hùng tương ngộ" phù hợp treo tại phòng khách, sảnh đường phía sau chủ nhân, hướng ra ngoài, thể hiện khí phách hiên ngang của bậc quân tử.
Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Kim rất
phù hợp với những người mạng Thủy hoặc Kim, đem lại sự giàu có, phát tài.
Ý nghĩa: Trong văn hóa Trung Hoa, hình ảnh con Hổ tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền, mang lại sự phồn vinh, ấm no cho mọi gia đình.
Ý nghĩa: Trong văn hóa Trung Hoa, hình ảnh con Hổ tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền, mang lại sự phồn vinh, ấm no cho mọi gia đình.
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013
Ý Nghĩa tranh Phú Quý Đầy Đủ
Ý Nghĩa tranh Phú Quý Đầy Đủ
Chữ Phúc là một chữ mà chúng ta có thể nói và viết nhiều lần để
chúc tụng nhau nhưng hầu như ít ai để tâm suy nghĩ nó là gì?
Người Trung Hoa vào dịp Tết thường viết chữ Phúc trên một vuông
giấy đỏ dán ngoài cửa và coi đó gần như một lá bùa chúc tụng điều may mắn. Cầu
kỳ hơn nữa, chữ Phúc còn được viết theo một trăm kiểu chữ triện - gọi là Bách
Phúc Toàn Đồ
Nếu một kiểu chữ Phúc biểu lộ một khía cạnh nhìn riêng biệt thì
ta thấy rõ ràng có một trăm lối nhìn khác nhau về chữ Phúc. Những đường nét
ngoằn ngoèo kiểu chữ bùa của chữ Phúc chẳng biết có người Tàu nào hiểu được hết
tại sao phải viết như vậy không, chứ cái tác dụng trên phương diện tâm lý rõ
ràng là sâu đậm đối với một tâm hồn nhạy cảm với thế giới thần kỳ. Vào ngày Tết
người Tàu còn có thể dán thêm một giải giấy đỏ viết câu "Thiên Quan Tứ
Phúc" hay chơi chữ bằng cách dùng hình ảnh con dơi (gọi là Phúc, đồng âm
với chữ Phúc là Hạnh Phúc) để chúc tụng lẫn nhau.
Người ta thường nói: "Họa vô đơn chí, Phúc bất trùng
lai" (Phúc không hai, tai không một). Do đó người Tàu lại chơi chữ bằng
cách vẽ hai con dơi đâu cánh lại, ngụ ý là Trùng Phúc; họ còn vẽ thêm một lúc 5
con dơi biểu tượng cho Ngũ Phúc, đó là theo Kinh Thi có năm điều Phúc:
- Giàu (phú)
- An
lành (an ninh)
- Sống lâu (thọ)
- Có đức tốt (du háo đức)
- Chết vào tuổi già (khảo chung mệnh)
- Ngoài ra người Tàu còn có tranh Tứ Phúc (hình hai đứa trẻ) và tranh Vạn Phúc.
Mẫu Đơn là loài hoa mang dáng vẻ vương giả, sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp. Trong các dịp lễ khai trương, bạn bè đối tác thường tặng tượng mẫu đơn để chúc nhau làm ăn ngày càng phú quý, phát đạt… Ngoài ra, với sức quyến rũ, sự may mắn vốn có thì khi đặt Hoa-Mẫu-Đơn tại cung tình duyên trong phòng ngủ (hướng Tây Nam) sẽ giúp bạn tăng cường hạnh phúc hôn nhân, tốt cho đường con cái…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)