Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Ý Nghĩa Tranh " Lý Ngư Vọng Nguyệt"

Ý Nghĩa Tranh " Lý Ngư Vọng Nguyệt"

Có thể nói đây là một trong những bức tranh đẹp trong số những bức tranh đẹp nhất của nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam



Vẻ đẹp toát lên ngay từ hình tượng độc đáo với một bố cục rất ấn tượng nhưng hài hòa và cân đối. Nhưng chính biểu tượng của bức tranh đã làm nên sự vi diệu, sâu lắng và sự minh triết trong bức tranh này. 

Cá chép là loài cá nước ngọt rất phổ biến, theo truyền thuyết nó được lựa chọn làm biểu tượng cho ý thức vươn lên trong cuộc sống : loài cá ứng cử cho đẳng cấp cao nhất trong vũ trụ là Rồng. 

Hình tượng cá chép trong tranh kết hợp với một hình tượng qui ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Đó chính là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước. 

Trên thực tế, không có bóng trăng soi đáy nước, mà chỉ có bóng trăng soi mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong tranh này là một hình tượng qui ước. Hình tượng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho ảo ảnh của một giá trị đích thực được biểu tượng bằng mặt trăng trên không gian. 

Hình tròn của mặt trăng là biểu tượng của sự hoàn thiện, viên mãn đích thực. Nhưng con cá chép trong tranh lại không tìm về giá trị đích thực, mà lại tìm những ảo ảnh của cuộc đời. 

Phải chăng hàm nghĩa của bức tranh muốn nhắn gửi thế nhân : Hãy tìm về sự hoàn thiện, viên mãn của con người. Lời chú của bức tranh : "Lý Ngư Vọng Nguyệt" (Cá Chép Trông Trăng), chính là sự minh chứng cho tính minh triết sâu sắc của bức tranh này, qua biểu tượng tuyệt vời của nó.

Trong khi cũng có nhiều nhận xét khác nhau cho bức tranh này. Nếu bức tranh được chú là "Lý Ngư Vọng Nguyệt Ảnh" (Cá Chép Trông Bóng Trăng), thì nó sẽ gần với hiện thực hơn; nhưng tính minh triết và sâu lắng sẽ gần như không còn nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét